Nền kinh tế sẽ cần "lượng lớn" lao động nước ngoài, cảnh báo các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Sau một thời gian dài giữ im lặng với những tranh luận về dự luật nhập cư, chủ tịch Medef, Patrick Martin, đã nhận định vào thứ 3 ngày 19/12 rằng nước Pháp "sẽ cần đến 3,9 triệu người lao động nước ngoài" "vào năm 2050".

Chủ tịch Medef, Patrick Martin, tại Paris vào ngày 16 tháng 10 năm 2023.
MIGUEL MEDINA/AFP
Chưa từng tham gia vào các cuộc tranh luận về dự luật nhập cư, giới chủ doanh nghiệp cuối cùng đã lên tiếng vào thứ 3 ngày 19/12/2023 khi cuộc thảo luận giữa Chính phủ và phe đối lập vẫn đang diễn ra tại Quốc hội. "Không phải các nhà quản lý yêu cầu nhập cư hàng loạt, mà đó là yêu cầu của nền kinh tế" Patrick Martin, Chủ tịch Medef đã giải thích trên Radio Classique, nhấn mạnh rằng "vào năm 2050, chúng ta sẽ cần đến 3,9 triệu người lao động nước ngoài, trừ khi chúng ta tái phát minh mô hình xã hội và kinh tế của mình".
Đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân công trong hầu hết các ngành của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng Covid, giới chủ doanh nghiệp, dù vậy, đã giữ im lặng trong những tháng gần đây, khiến Chính phủ không khỏi thất vọng vì Chính phủ đã đặt hy vọng có được sự ủng hộ từ cộng đồng giới chủ. Chỉ có một số ít liên đoàn hàng đầu quan tâm, như liên đoàn khách sạn và nhà hàng, hay dịch vụ chăm sóc cá nhân, đã lên tiếng ủng hộ. Dẫu vậy, qua Điều 3 của dự luật, mục tiêu là giải quyết những khó khăn này bằng cách tạo ra loại visa cư trú dành cho lao động nhập cư làm việc trong các ngành nghề thiếu hụt nhân lực. "Chính giới chủ doanh nghiệp đã yêu cầu phải có thêm lao động," Bộ trưởng Nội vụ Gérald Darmanin đã phát biểu trên tờ Le Monde vào tháng 11/2022 khi giới thiệu nội dung của dự luật.
Trong bối cảnh đó, phát ngôn của chủ tịch Medef không thể không nhận được sự chú ý. Tuy nhiên, lời phát biểu của ông vẫn thể hiện sự thận trọng lớn. Patrick Martin bày tỏ sự tiếc nuối khi mảng kinh tế trong cuộc tranh luận về vấn đề di cư bị "lãng quên" bởi câu hỏi về việc hợp pháp hóa. Ông còn đề cập đến thách thức lâu dài, đó là sự suy giảm dân số và quá trình già hóa dân số, điều này sẽ làm cạn kiệt lực lượng lao động và tạo ra nhu cầu mới xung quanh vấn đề người cao tuổi. "Cuối cùng, chúng ta chưa thực sự xem xét vấn đề quan trọng: liệu từ năm 2036 trở đi, chúng ta có hay không có nhu cầu về lao động nhập cư, rõ ràng là lao động hợp pháp (…) hay không?, Patrick Martin đã thêm vào. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ khó có thể tránh khỏi điều này, giống như nhiều quốc gia khác đã có sự lựa chọn như vậy."
Sự khó xử
Trong lịch sử, giới chủ doanh nghiệp đã từng đóng vai trò quan trọng trong chính sách di dân, nhà sử học doanh nghiệp và nhà nghiên cứu tại CNRS Hervé Joly nhắc lại. "Cho đến cuộc khủng hoảng của những năm 1970, việc di dân được các phe tự do và phe cánh hữu khuyến khích, bởi vì nó tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường lao động và cho phép tuyển dụng lao động ít tốn kém hơn. Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng được công khai thừa nhận, bởi vì sự phản đối của các công đoàn và phe cánh tả."
Tình huống bế tắc vẫn còn tồn tại, tổ chức này giải thích lý do cho sự im lặng của mình, khẳng định rằng họ không được các đảng phái hay chính phủ tham vấn, mặc dù Chính phủ đã cam kết làm điều đó. Tổ chức này còn lập luận rằng di cư kinh tế chỉ "dưới 10.000 người mỗi năm", chỉ là một "phần rất nhỏ" so với tổng số người nhập cư.
Nếu giới chủ tránh xa những cuộc tranh luận nảy lửa về vấn đề di cư, đó cũng bởi họ sợ trở thành mục tiêu và cuối cùng lại ghi bàn phản lưới nhà. Có nên lên tiếng hay không? Đó là một sự lựa chọn "khó xử", một lãnh đạo của tổ chức gần đây đã giải thích, nhấn mạnh rằng có nguy cơ bị tấn công từ phía Đảng Nước Pháp Bất khuất hoặc đảng RN.
Rất ít liên đoàn có bài phát biểu công khai, ngoại trừ một số ngành đã làm điều đó trực tiếp: ngành công nghiệp đang thiếu hụt trầm trọng các thợ hàn, thợ làm bồn, kỹ sư, nhưng những thiếu hụt về lao động có tay nghề này không phải là đối tượng của biện pháp hợp thức hóa lao động không giấy tờ trong các ngành nghề thiếu người. Nhiều chủ doanh nghiệp cũng cho rằng việc áp dụng một cách hệ thống và đồng nhất thông tư Valls năm 2012 trên toàn lãnh thổ là đủ. Họ cũng kêu gọi Chính phủ nên giúp những người đã nghỉ việc quay trở lại. Bên cạnh những lý do này, còn có những quan điểm cá nhân của các lãnh đạo doanh nghiệp mà đôi khi lại đi ngược lại với nhu cầu kinh tế của họ.