CỔNG THÔNG TIN DỰ ÁN
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC, QUAN TRỌNG
Ngôn ngữ:

Nga

Điều gì gây ra khủng hoảng đồng Rúp tại Nga?
Thứ Tư /  05/05/2021

Khủng hoảng tài chính ở Nga và những hệ lụy của nó


Vào năm 2013, nền kinh tế Nga đứng thứ tám trên thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), có giá trị lên tới 2.3 nghìn tỷ USD. Giữa giai đoạn 2000 đến 2012, đất nước này trải qua một cuộc tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhờ mức giá năng lượng lên cao và gia tăng xuất khẩu vũ khí. Trong thời gian đó, các nhà đầu tư quốc tế đều tự tin cho rằng Nga đang dần chuyển hướng tích cực hơn và nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đang đổ dồn vào nước này.

 

Một năm sau đó, nền kinh tế Nga đã nằm trên bờ vực khủng hoảng vì giá trị đồng Rúp rơi xuống mức thấp kỷ lục so với các loại tiền tệ khác như Đô la Mỹ. Quyết định tăng lãi suất lên một mức kỷ lục là 6.5% của Ngân hàng Trung ương Nga cũng không thể nào ngăn chặn làn sóng khủng hoảng này, vì niềm tin của các nhà đầu tư vào đồng Rúp không còn. Mặc dù đồng tiền này đã phần nào phục hồi vào năm 2016 nhưng cho đến tận năm 2019 nó vẫn chưa thể lấy lại được ưu thế như trước kia.

 

Giá dầu giảm mạnh

Kinh tế Nga luôn phụ thuộc vào giá dầu thô và khí tự nhiên, vì hàng hóa này đóng góp một phần quan trọng của nền kinh tế. Vào năm 2013, xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm liên quan chiếm tới hơn 2/3 tổng sản lượng xuất khẩu của nước này và hơn 1/2 tổng doanh thu của Chính phủ, có nghĩa là mức giá của chúng giảm cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế của Nga.

 

Năm 2014, giá dầu thô đã giảm tới 50% do nhu cầu sử dụng tại Châu Âu - thị trường trọng điểm của Nga giảm dần, và sản lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng lên. Tuy nhiên, nhân tố kích thích lớn nhất đằng sau vấn đề của Nga có lẽ là khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nói rằng họ sẽ không cắt giảm sản lượng để thúc đẩy giá dầu vào cuối năm 2014. Dù cho cuối cùng, khi Tổ chức này cho phép giảm sản lượng khai thác thì giá dầu thô cũng không thể khôi phục lại cao như ban đầu.

 

Giá dầu thô có khả năng sẽ tiếp tục giảm mạnh trong tương lai gần. Theo thống kê thì chưa đến 50% các nước thuộc OPEC đồng tình với hành động này, nếu loại trừ Kuwait và Ả Rập Xê-út, 2 đất nước không thể tự chịu trách nhiệm cho việc cắt giảm. Ngành khai thác đá phiến tại Hoa Kỳ đã được chứng minh là có thể thay đổi linh hoạt để đối phó với tình trạng rớt giá của dầu thô, vì mức sản xuất được tiếp tục phục hồi trong năm 2018.

 

Rủi ro chính trị

Vấn đề thứ hai của Nga liên quan tới các chính sách đối ngoại của nước này. Sau sự kiện xâm chiếm Ukraine vào cuối tháng hai năm 2014, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt tài chính đem lại nhiều bất lợi cho các công ty của Nga vay nợ nước ngoài. Những lệnh trừng phạt này càng được tăng cường sau khi Nga dính vào một loạt những cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và Châu Âu năm 2016, 2017, cũng như các can thiệp quân sự tại Ukraine và Syria. Tổng thống Vladimir Putin đã công khai thừa nhận rằng những biện pháp trừng phạt tài chính này đang gây tổn hại nghiêm trọng tới nền kinh tế Nga.

 

Về lâu dài, có những dấu hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt có thể sẽ ngăn cản các gia đình có thêm con, điều này có thể gây ra những ảnh hưởng sâu sắc trong thời gian dài.

 

Vào năm 2018, do lo ngại rằng các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ có thể đóng băng một phần đáng kể dự trữ quốc tế của Nga, nước này đã cắt giảm cổ phần trái phiếu của Mỹ từ 96 tỷ Đô la tại tháng ba xuống còn 14 tỷ Đô la vào tháng năm.

 

Nợ đồng Đô la

Vấn đề lớn thứ ba mà Nga phải đối đầu chính là khoản nợ bằng USD của nước này. Bước sang năm 2017, nắm giữ hơn 11.1 tỷ USD nợ đồng Rúp và 62.4 tỷ Rúp nợ bằng USD, nước này cần phải sử dụng đồng Rúp nhiều hơn trong giao dịch để trả hết khoản nợ bằng Đô la Mỹ.

 

Để giải quyết vấn đề này cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế ngày càng gia tăng, Nga đang nỗ lực hoàn thành kế hoạch để ít phụ thuộc vào USD hơn,ví dụ như đẩy mạnh các giao dịch thương mại bằng đồng Rúp cũng như các loại tiền tệ khác.

 

Tổng kết

Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến cuộc khủng hoảng đồng Rúp tại Nga, góp phần tạo nên khủng hoảng lòng tin một cách đột ngột, bao gồm sự sụt giảm giá cả của các mặt hàng năng lượng, rủi ro chính trị gia tăng, và nhu cầu sử dụng đồng Đô la ngày càng lớn. Cùng với các giao dịch bằng đồng Rúp ở mức thấp so với Đô la Mỹ năm 2018, đất nước này vẫn đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự đã gây nên cuộc khủng hoảng.

 

Các nhà đầu tư quốc tế nên thận trọng khi đầu tư vào Nga, về cuộc khủng hoảng đồng Rúp đã xảy ra và hậu quả của nó. Nợ bằng đồng Đô la khó có thể chuyển đối sang đồng Rúp, cổ phần sẽ phải chịu thiệt hại, do sức chi tiêu giảm giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Xu hướng này sau cùng sẽ có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tương tự hoặc suy thoái trong tương lai.