Hội đồng cố vấn kinh tế độc lập của Chính phủ Đức đã dự báo rằng nền kinh tế nước này - nền kinh tế lớn nhất của Châu Âu sẽ chỉ đạt 3.1% trong năm nay.
Nền kinh tế Đức — nền kinh tế lớn nhất Châu Âu — sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 3.1% trong năm nay”, Hội đồng cố vấn kinh tế độc lập của Chính phủ Đức vừa đưa ra điều chỉnh mức dự báo vào hôm thứ Tư, ngày 17/3 vừa qua, giảm hơn so với dự báo trước đó.
Dự báo mới này của Ban hội thẩm vẫn đúng so với dự báo vào tháng 11 năm ngoái khi bắt đầu đợt đóng cửa thứ 2 bởi virus corona mức với mức tăng trưởng dự báo đạt 3.7%.
Năm ngoái, tổng sản phẩm sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức đã giảm xuống còn 4.9%. Mức giảm này đã kết thúc một thập kỷ tăng trưởng của Đức và cũng là mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2009. Tuy nhiên, nền kinh tế Đức vẫn ở mức tăng trưởng tốt hơn so với một vài nước khác trong khu vực 19 nước sử dụng đồng Euro, vì có sự hỗ trợ từ Chính phủ cho các ngành sản xuất – ngành chịu ít tác động từ đại dịch hơn một vài ngành khác.
Các nhà kinh tế học dự báo rằng mức tăng trưởng của năm 2022 sẽ là 4%.
“Bất chấp làn sóng lây nhiễm thứ hai đang diễn ra, lệnh đóng cửa tại Đức vẫn được được áp dụng, tình hình kinh tế của chúng ta đã thoát ra khỏi tình trạng khó khăn của mùa xuân năm trước”, ông Volker Wieland – thành viên Ban hội thẩm cho biết. Ông cho rằng: hoạt động thương mại trên thế giới đang dần phục hội và tăng trưởng một cách đáng kể, cùng với những hoạt động về kinh tế đang dần được cải thiện tại Trung Quốc, Châu Á, và Mỹ.
Quý 4 năm ngoái, kinh tế Đức đã tăng 0.3% so với giai đoạn của ba tháng trước đó. Ông Wieland cho biết, dự kiến mức tăng trưởng kinh tế Đức sẽ có xu hướng giảm trong quý này, nhưng sẽ phục hồi trở lại ngay sau đó do chiến dịch tiêm chủng vacxin ngừa Covid 19 được đẩy mạnh.
Các nhà chức trách Đức bắt đầu nới lỏng một số hạn chế liên quan đến virus Corona trong những tuần trở lại đây như: mở cửa tiệm làm tóc, một vài trường học, hay những của hàng không thiết yếu và Viện bảo tàng. Tuy nhiên, phần lớn các cửa hàng vẫn bị đóng cửa. Các nhà hàng, hay quán bar, khách sạn và nhiều cơ sở văn hóa, giải trí hay thể thao đều đã bị đóng cửa từ đầu tháng 11 năm ngoái. Phần lớn các biện pháp ngăn chặn dịch vẫn được thực hiện, ít nhất là cho đến ngày 28 tháng 3.
Các nhà chức trách đang cân nhắc và xem xét về các hướng đi cần thiết cho tương lai vào thứ hai, ngày 15/3 và hiện tại đang phải đối mặt với sự gia tăng liên tục của các ca nhiễm mới cùng với phát hiện biến thế của virus corona dễ lây lan hơn so với những chủng trước đã được phát hiện lần đầu tại Anh.
Ông Wieland cũng cho rằng, nếu làn sóng lây nhiễm thứ ba trở nên mạnh mẽ thì nó có thể trì hoãn sự phục hồi kinh tế của Đức.
“Nhưng sự sụt giảm về sản lượng, quy mô kinh tế sẽ chỉ trở nên rõ ràng khi xuất hiện những hạn chế gây ảnh hưởng sâu rộng hay khi các ngành công nghiệp ở Đức đóng cửa” - ông cho biết. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà chức trách vẫn chưa áp dụng bất kỳ hạn chế nào như vậy. Ông Wieland kết luận: Đại dịch chỉ được ngăn chặn bằng cách tăng tốc chiến dịch tiêm chủng cho toàn bộ người dân, mở rộng những thử nghiệm và cải thiện việc sử dụng các thiết bị công nghệ tân tiến phục vụ cho quy trình theo dõi các ca lây nhiễm.