CỔNG THÔNG TIN DỰ ÁN
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC, QUAN TRỌNG
Ngôn ngữ:

Đức

Những thành tựu và thách thức về kinh tế của Đức
Thứ Hai /  31/05/2021

Kinh tế Đức được kỳ vọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ đạt 4.2 nghìn tỷ USD vào năm 2019. Đất nước này nằm trong top 4 các quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản. Để so sánh GDP giữa các nước, bạn cần xét đến sức mua tương đương (PPP - purchasing power parity).  Một số người cho rằng trong 12 năm trở lại đây, Đức đang phát triển vô cùng hưng thịnh, dưới sự lãnh đạo và dẫn dắt đất nước của Thủ tướng Chancellor Angela Merkel, đã giúp cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ cũng như khiến tỷ lệ thất nghiệp luôn nằm ở mức thấp.

 

Thống kê tăng trưởng kinh tế của Đức

Năm 2017, GDP của Đức tăng 2.4%, có xu hướng phát triển tích cực hơn năm trước đó. Cũng trong năm này, GDP bình quân đầu người của Đức là 46.749 USD, cao hơn mức trung bình 45.923 USD của năm 2016. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn  53,129 USD của Hoa Kỳ và 36.593 USD của các nước thuộc Liên minh Châu Âu.

 

Trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tăng trưởng của Đức không đạt đến 1% mỗi năm, bới 3 nguyên nhân sau:

 

  1. Chi phí cho quá trình hiện đại hóa tại phía đông nước Đức lên đến 70 tỷ USD mỗi năm. Nhưng đến năm 2008, mức chi tiêu đã giảm xuống còn 12 tỷ USD.

 

  1. Tỷ lệ thất nghiệp cao (9.5%) và dân số già (20% từ 65 tuổi trở lên). Điều này đồng nghĩa Đức sẽ dần cạn kiệt quỹ An sinh xã hội, nhanh hơn những gì được bổ sung thông qua thuế quỹ lương .

 

  1. Theo yêu cầu của EU, Đức đã giữ cho mức thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP. Nó làm giảm đi chi tiêu của Chính phủ nhưng lại được ủng hộ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.

 

Loại hình kinh tế

Kinh tế Đức được pha trộn bởi nhiều loại hình khác nhau. Nó cho phép một nền kinh tế thị trường tự do đối với hàng tiêu dùng và dịch vụ kinh doanh. Tuy nhiên Chính phủ vẫn áp đặt các quy định đối với những lĩnh vực đó để bảo vệ công dân.

 

Đức có nền kinh tế chỉ huy vì tất cả mọi người đều có lợi, trong khi những người thu nhập cao hơn phải trả mức thuế lớn hơn. Chính phủ sẽ hỗ trợ bảo hiểm y tế và giáo dục. Điều này có nghĩa là bạn chỉ phải nộp số tiền phù hợp với thu nhập cá nhân cho hệ thống nhưng sẽ được hưởng quyền lợi theo nhu cầu của mình.

 

 

Lợi ích khi là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU)

Đức hưởng lợi từ việc tham gia vào EU cũng như khi sử dụng đồng Euro. Giống như nhiều thành viên khác thuộc khu vực này, sức mạnh của đồng Euro khiến lãi suất luôn được giữ ở mức thấp, điều này cũng giúp cho việc đầu tư được đẩy mạnh.

 

Thực tế, đa phần mọi người cho rằng đất nước được hưởng lợi nhiều nhất chính là Đức. Cơ sở sản xuất mạnh mẽ là bằng chứng cho thấy đất nước này có nhiều mặt hàng để xuất khẩu sang các nước cùng khu vực với một mức giá rẻ hơn. Điều này giúp cho lợi thế cạnh tranh của các công ty tại Đức được cải thiện theo thời gian, mang đến sự thịnh vượng và người tiêu dùng có thể chi nhiều tiền hơn cho việc mua sắm tại địa phương. Do đó, trong khoảng thời gian gần đây thị trường trong nước đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.

 

Thủ tướng Đức Angela Merkel

Thủ tướng đương nhiệm Angela Merkel là một nhà vật lý và cải cách kinh tế đến từ phía đông của nước Đức. Bà đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2005 với lời hứa cải cách để làm giảm 11,5% tỷ lệ thất nghiệp.

 

Kinh tế suy thoái đã mở đường cho những thành công từ sự nỗ lực hết mình của bà Merrkel và từ đó, thuế cũng đã dần được cắt giảm. Điều này làm cho thâm hụt ngân sách tăng đến 3.3%, vi phạm tỷ lệ nợ công/GDP là 3% của EU. Bà Merkel đã phải áp đặt các biện pháp thắt lưng buộc bụng như tăng thuế bán hàng, đánh thuế cao hơn đối với những người giàu có. Đó là lý do khiến bà thúc đẩy các biện pháp tương tự từ cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp. Những phản đối về sự lãnh đạo của bà Merkel đã trì hoãn việc đưa ra nghị quyết, và dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực Liên minh Châu Âu.

 

Cách Đức đã vượt qua các cuộc đấu tranh lịch sử với thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2017 của Đức là 3.8%, tuy nhiên vẫn khá hơn mức 7.7% của thời kỳ suy thoái. Lịch sử và văn hóa chính là lý do khiến Đức phải vật lộn với tỷ lệ thất nghiệp cao.

 

Đầu tiên, Luật pháp tại Đức gây khó khăn cho việc sa thải nhân viên và cắt giảm lương.

Thứ hai, sự thống nhất của Đông Đức và Tây Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao. Nền kinh tế đã phải tiếp nhận người lao động từ khối cộng sản cũ. Thứ ba, nền văn hóa Đức phần nào thiên về việc tiết kiệm cho những trường hợp đặc biệt cần đến tiền hơn là sử dụng để thúc đẩy kinh tế.

 

Tình trạng thất nghiệp sẽ trở nên tồi tệ hơn ở Đức nếu giữa năm 1998 đến 2005 những cải cách không được đưa ra. Các doanh nghiệp hưởng trợ cấp từ Chính phủ để giảm giờ làm, điều đó giúp mọi người luôn có việc làm trong thời kỳ suy thoái kinh tế, dù cho chỉ là công việc bán thời gian.

 

Mối quan hệ độc đáo Đức - Nga

Khi còn là Chủ tịch EU vào năm 2007, bà Merkel đã gặp Vladimir Putin – Tổng thống Nga tại Bocharov Ruchey,  nơi nghỉ dưỡng riêng của ông ở Sochi. Bà Merkel và ông Putin có một mối quan hệ tương đối thân thiết. Nhờ sự thông thạo tiếng Đức của ông Putin và ở thời cộng sản, bà Merkel cũng đã từng theo học một trường ở miền đông nước Đức, mang lại cho bà khả năng giao tiếp tiếng Nga thành thạo.

 

Bà Merkel đến nơi nghỉ của ông Putin chỉ một tuần sau khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt cho Belarus - quốc gia có đường ống dẫn khí đốt chính tới Châu Âu. Bà Merkel đảm bảo rằng quan điểm chính trị về ống dẫn từ Putin sẽ không gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng của EU hay Đức. Nga không muốn gây nguy hiểm cho việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của Đức vào Nga hay thương mại song phương.

 

Ông Putin cũng đồng tình với các quyết định sau:

  • Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU – Nga mới.
  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường ống khí đốt đến Đức dưới biển Baltic.
  • Xây dựng đường ống dẫn dầu đến bờ biển Thái Bình Dương của Nga để tránh việc đi qua các nước trung gian như Ukraina, Belarus và Ba Lan.
  • Thành lập một bể chứa khí đốt ở Đức, có thêm một trung tâm phân phối khí đốt mới tới Nga.